Hôm nay Mắm pet shop xin chia sẽ cho các bạn kinh nghiệm nuôi chó pitbull- những thông tin cần biết trước khi quyết định nuôi
Dòng chó Pitbull được xem như “hung thần” của các loại chó chọi. Pitbull có gốc gác từ châu Mỹ xa xôi nhưng nay đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Giá của một chú chó này có thể lên tới vài ba trăm triệu đồng song vẫn đang được nhiều người trong giới nuôi chó tiếp tục nhập về nước, cho dù nuôi loài chó này không dễ.
Những “hung thần” trung thành tuyệt đối
Giống chó chọi Pitbull American xuất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2003 tại Hải Phòng. Người nuôi đầu tiên là anh Mai Quang Tuấn (Tuấn “trắng). Anh Tuấn là người đã chơi và kinh doanh các giống chó nổi tiếng trên thế giới được khoảng 20 năm.
Tuấn “trắng” đang chuẩn bị nhập chó giống Pitbull American của một câu lạc bộ nổi tiếng tại Mỹ với giá cho một con về tới Việt Nam khoảng 15.000 USD/ một chó một năm tuổi. Ngoài Hải Phòng hiện đã có Hải Dương, Cao Bằng và TP HCM... cũng đã có người nuôi và nhân giống loài chó đặc biệt này. Tuy nhiên, số lượng Pitbull ở Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở con số vài chục con.
Theo anh Tuấn, bản thân anh và những người “mê” chó Pitbull đều bởi vẻ đẹp rất “hùng dũng” của giống chó này. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả ở một con Pitbull chính là đức tính trung thành tuyệt đối với một thần kinh thép. Đây là những tiêu chí riêng rất đặc biệt so với các giống chó khác.
Đặc tính nổi trội nhất của chó Pitbull American là bảo vệ lãnh địa, bảo vệ chủ nên chúng có thể chiến đấu đến hơi thở cuối cùng khi có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa. Ngược lại chúng sống hoà đồng với các giống chó khác khi cùng nuôi từ nhỏ với nhau.
Chó Pitbull có rất nhiều màu lông: vàng, đen, trắng... hay màu blue. Với đặc tính hung dữ, theo kinh nghiệm của những người nuôi Pitbull thì để tránh sự cố khi nuôi một con Pitbull American là luôn có rọ mõm và dây dắt chắc chắn cùng với một người chủ có đủ sức khoẻ để dắt nó khi đi ra ngoài. Còn ở trong nhà, chúng cần một cái chuồng chắc chắn hoặc một khu nuôi có hàng rào cách ly với người lạ.
Chính vì những đặc tính đặc biệt của dòng Pitbull, phong trào nuôi loài chó này đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước. Hiện tại, ở các nước như Trung Quốc, Nga, các nước Nam Á như Pakistan...., môn giải trí chọi chó rất sôi động tại các câu lạc bộ và sinh hoạt cộng đồng. Ngành du lịch các nước này cũng đã đưa mục chọi chó vào chương trình du lịch các cấp đạt hiệu quả cao trong doanh thu.
Dòng chó kén chủ
Pitbull là một giống chó đẹp về ngoại hình và dữ dằn trong chiến đấu nên việc nuôi dưỡng và huấn luyện đòi hỏi người chủ của chúng phải có những điều kiện cần thiết cho mục đích trên. Bởi lẽ đó việc phổ biến nuôi chó Pitbull để làm cảnh hoặc để đấu không thể dễ dàng phổ cập rộng rãi như nuôi các giống chó khác như chó cảnh, chó săn,... Để chú chó Pitbull có vẻ đẹp như một đấu sĩ thì cần phải có sự chăm sóc về phần thể lực cơ bắp, cơ hàm, thần kinh dựa trên cơ sở khoa học trong các bài tập.
Pitbull cũng khá thân thiện với mọi người.
|
Theo ông Chung Siêu Hiển - một người Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi chó Pitbull (ông Hiển đang làm việc tại Việt Nam) thì việc nuôi một con chó khôn với các giống thông thường đã khó thì việc nuôi một con Pitbull “đạt chuẩn” càng khó khăn gấp bội.
Ông Hiển cho rằng, để nuôi một con chó khôn không hề đơn giản vì người chủ cũng phải có trí tuệ và phải có những bí quyết riêng. Ông Hiển khẳng định: “Không có người đần độn nào lại nuôi được con chó thông minh và có đẳng cấp!”.
Để nuôi một con Pitbull thông minh thì yếu tố đầu tiên phải là việc chọn giống chó. Pitbull có gốc từ Mỹ giá khá đắt nên những người yêu thích Pitbull ở châu Á và Việt Nam thường khó có điều kiện để mua. Chính vì vậy, các “lính mới” trong nghề nuôi Pitbull thường chọn cách mua một số con thuộc hàng “trung bình” về và “phục chế”, chọn lọc qua thế hệ con.
Tuy nhiên, theo ông Hiển thì việc mua chó từ nước ngoài cũng cần xem xét cẩn thận về mặt lý lịch. Hiện chó ở các nước tiên tiến đều có lý lịch rõ ràng được đăng tải trên mạng và người mua có thể tham khảo trước trên các trang web về lĩnh vực này.
Một chú Pitbull của ông chủ Tuấn “trắng”.
|
Nuôi chó Pitbull tại Việt Nam không quá khó nhưng cũng không dễ dàng. Chính “ông chủ chó” Mai Quang Tuấn đã từng phải ngậm ngùi cay đắng để con Pitbull đầu tiên của mình phải “ vĩnh viễn ra đi” cùng đối thủ ngay ở trận đấu đầu tiên vì chưa có kinh nghiệm.
Lần thất bại này là do người nuôi chưa hiểu rõ việc chăm sóc chó Pitbull ở vùng ôn đới và nhiệt đới sẽ có những điểm khác biệt. Người nuôi không thể áp dụng tuyệt đối những kỹ thuật nuôi của vùng Âu - Mỹ khi đưa chó về Việt Nam, mà cần phải có những phương thức linh hoạt theo điều kiện khí hậu mới.
Sau này, anh Tuấn mới hiểu Pitbull cần chăm sóc như một vận động viên thực thụ. Chế độ ăn của Pitbull cũng phải được cung cấp đầy đủ các chất đạm, vitamin, khoáng chất, vi lượng cần thiết. Tuy phải cung cấp đầy đủ các chất nhưng không nên cho Pitbull ăn quá nhiều và không nên cho ăn những thức ăn có nước. Một bí quyết khác được tiết lộ là cho Pitbull ăn... thịt chó. Khi được ăn món này, Pitbull sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và tăng cường sức chiến đấu.
Ngoài chế độ ăn thì luyện tập đối với Pitbull chính là một điều kiện quan trọng để trở thành một “chiến binh” bất khả chiến bại. Theo kinh nghiệm của anh Mai Quang Tuấn, hàng ngày anh thường đạp xe để chó chạy theo, ngoài ra thì còn cần tập cho chó tập các bài tập như kéo vật nặng, cắn lốp...
Giải thích về môn “cắn lốp” anh Tuấn cho biết, đây là “môn” mà anh tự nghĩ ra chứ không có trong giáo trình nuôi dạy chó nào. Cho chó cắn lốp xe máy vừa tạo điều kiện để chó luyện răng cho cứng nhưng lại không làm tổn thương đến răng và hàm của chúng. Tuy nhiên, theo anh Tuấn thì để nuôi được một con Pitbull hoàn hảo thì mỗi người có một bí quyết riêng và thường ít được chia sẻ rộng rãi.
Như vậy, việc nuôi chó chọi Pitbull không chỉ dành cho những người có lòng đam mê cháy bỏng mà trong túi quần luôn có những “tiếng sột soạt” bởi chỉ tính riêng công vận chuyển 1 chú chó này đã lên tới 3.200 USD. Ngoài ra người nuôi cũng phải có đủ trí lực để nuôi dạy chúng vì loài chó này không dành cho những người yếu tim hay cao huyết áp.
LỊCH SỬ CHÓ CHỌI TẠI VIỆT NAM
Từ năm 2003, trận chọi chó ra mắt đầu tiên của Việt Nam được tổ chức đúng ngày khai mạc Sea Games (5/12/2003), rồi sau đó các năm 2004, 2006, 2007 đều được tổ chức tại Trại Tuấn “trắng”.
Hiện tại Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về việc chọi chó cho nên những người yêu thích chó chọi đang mong muốn được tổ chức các trận chọi chó chuyên nghiệp có quy mô, có giải thưởng và có các quy định rõ ràng. Họ cũng đang đặt ra kỳ vọng, chọi chó sẽ trở thành một tiết mục giải trí đặc sắc tạo tiềm năng cho sự phát triển của ngành du lịch.
|
Hiểm hoạ từ việc nuôi chó Pit Bull
Dữ dằn, khung xương vững chãi, cơ bắp săn chắc, đặc biệt là đôi mắt, sắc lạnh và lầm lì, Pit Bull được nhiều dân chơi chó săn lùng.
Gần đây, dân nuôi chó cảnh có máu mặt ở Hà Nội đua nhau săn lùng giống chó dữ làm vật nuôi. Bên cạnh giống chó bec-giê thì những con chó Pit Bull có nguồn gốc từ châu Mỹ, được mệnh danh là “sát thủ máu lạnh” sẵn sàng tấn công đối phương đến chết đang được ưa chuộng.
Những vết cắn bị chó tấn công có thể khiến nạn nhân bị nhiễm virus dại, thậm chí tử vong.
Tấn công đối phương đến chết
Với ngoại hình dữ dằn, khung xương vững chãi, cơ bắp săn chắc, vai trước vạm vỡ, đặc biệt là đôi mắt, sắc lạnh và lầm lì, nằm ở dưới cái trán to gồ, giống chó Pit Bull được nhiều dân chơi chó săn lùng và đặt biệt danh là chó chiến binh. Điều đáng nói, khi đã lâm trận, loài chó này còn “cuồng” hơn cả chó điên. Song nguy hiểm hơn, chó Pit Bull hiện nay đang được nhiều người nuôi dưỡng, huấn luyện sai cách có thể sẵn sàng tấn công một người nào đó đến chết.
Theo anh Nguyễn Tuấn Hùng, một người đam mê huấn luyện những giống chó dữ, ở phường Đức Giang, quận Long Biên, chủ nhân của những con chó Pit Bull phần lớn là dân chơi có máu mặt, bởi họ muốn coi Pit Bull như một một thứ vũ khí nguy hiểm để phòng thân. Nhiều người còn tin rằng, Pit Bull là loài chó không có cảm giác trước đau đớn, lỳ đòn nhờ vào hệ thần kinh thép. Điều này khiến loài chó này sẵn sàng tấn công bất cứ ai. Cũng bởi thế, chủ nhân của những con chó này thường gặp nhau ở một địa điểm nào đó để đấu chó nhằm chứng tỏ những chiến binh của mình là số một.
“Những người yếu tim không nên xem màn chọi chó này, bởi cả hai con đều be bét máu, thậm chí cắn xé nhau đến toạc cả thớ thịt. Nhiều khi chúng còn liếm máu tươi trên chính cơ thể mình. Thông thường, trong một trận đấu, chỉ khi đối thủ nằm xuống ngắc ngoải hoặc chết thì bên kia mới chịu dừng lại. Đến lúc ấy, chủ của con chó thắng cuộc mới lao vào dùng xích sắt tròng cổ nó lại để lôi ra…”, anh Nguyễn Tuấn Linh, chủ nhân một cặp chó Pit Bull cho hay.
Được biết con chó Pit Bull đầu tiên được du nhập về Việt Nam vào năm 2003. Để huấn luyện thành công một con chó Pit Bull ngoan ngoãn, nghe lời chủ không hề dễ dàng. Và để khiến nó thành một con chó chiến đấu càng công phu hơn. Muốn huấn luyện chúng, người chủ cũng phải có sức khỏe. Ngoài bơi, chó Pit Bull còn phải thường xuyên luyện tập những bài tập dẻo dai khác để tăng cường sức khỏe. Sự nguy hiểm và ham mồi của giống chó này thể hiện ở chỗ, đã ngoạm vật gì thì chỉ khi vật đó bị đứt lìa nó mới nhả ra và chuyển sang ngoạm chỗ khác. Vết thương để lại sẽ rất sâu và rộng vì hàm răng của chúng rất dài, sắc nhọn, nhẹ có thể mang tật, nặng có thể mất mạng.
Trẻ em dễ bị tấn công
Theo bác sĩ thú y Nguyễn Hoàng Yến- Phòng khám thú y tại phường Quảng An, quận Tây Hồ thì việc nhân giống tràn lan những con chó mà thần kinh của nó có vấn đề như giống chó Pit Bull được ví như những trái bom nổ chậm. Ở Mỹ, chó Pit Bull nằm trong danh sách 11 giống chó nguy hiểm và để sở hữu giống chó này, người nuôi sẽ phải chịu phí bảo hiểm cao hơn gấp nhiều lần so với các giống chó khác. Thậm chí, một số loài chó nuôi sẽ không thể tìm thấy cơ quan “chịu” cung cấp bảo hiểm bởi chúng quá hung dữ, và họ không muốn phải đương đầu với những vụ kiện lên tới hàng trăm nghìn đô la.
Mới đây, một bé gái 8 tuổi, ở huyện Chư Pah, Gia Lai trong lúc đang chơi đã bị một con chó bec-giê tấn công. Người đi đường đã phải xông vào dùng gậy đuổi con chó dữ ra để cứu bé đưa đi cấp cứu khi trên người, cổ cô bé có hàng chục vết chó cắn, dấu răng rất sâu. Cô bé nhập viện trong tình trạng liên tục ngất, tâm thần hoảng loạn. Trước đó, một con chó bec-giê 2 năm tuổi đã cắn xé đến chết một bé gái 8 tuổi ở Chiết Giang, Trung Quốc khi ở nhà một mình. Đến giữa trưa, bà nội cô bé về không thấy cháu đâu đã đi tìm và hoảng hốt khi phát hiện chân cô bé thò ra từ chuồng chó đặt ở một góc sân nhà. Khi được hàng xóm giúp đỡ và đưa ra ngoài thì cô bé đã tắt thở.
Theo thống kê trong 110 trường hợp tử vong do chó dại cắn trên cả nước trong năm 2011 thì có đến hơn 40 nạn nhân dưới 14 tuổi. Vị trí mà trẻ thường bị chó tấn công là đầu, cổ và mặt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do trẻ 5-14 tuổi thường đùa nghịch với vật nuôi. Thêm nữa, chiều cao của cơ thể của nhiều trẻ chưa phát triển nên khi chó cắn thường bị thương ở các vị trí đầu cổ và mặt. Tại Việt Nam, hàng năm đều tổ chức hai chiến dịch tiêm phòng cho chó nhưng mới đạt 60% ở các thành phố lớn, 15% ở các vùng lân cận...
Bác sĩ Trần Thị Thu Hà - bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi trẻ em, kể cả người lớn bị chó cắn thì hậu quả về sức khỏe, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại là vô cùng nặng nề, bởi vết thương do chó cắn thường làm da bị xé rách nên dễ nhiễm các loại tạp khuẩn, đặc biệt là virus bệnh dại từ nước bọt và virus uốn ván từ móng của con chó. Những trường hợp bị chó cắn thường là trẻ em, vị trí bị tổn thương thường là vùng mặt nên rất nguy hiểm cho trẻ. Ngoài sự nguy hại về vị trí tổn thương, một điều đáng lo ngại nữa là bệnh dại. Nhiều trường hợp đau lòng đã tử vong do thiếu hiểu biết trong phòng ngừa và điều trị sau khi trẻ bị chó cắn. Với giống chó nguy hiểm như Pit Bull, nếu không quản lý chặt chẽ và nuôi đúng cách sẽ không chỉ gây nguy hiểm cho chính chủ nhân của chúng mà còn đối với cộng đồng.
Gần đây, dân nuôi chó cảnh có máu mặt ở Hà Nội đua nhau săn lùng giống chó dữ làm vật nuôi. Bên cạnh giống chó bec-giê thì những con chó Pit Bull có nguồn gốc từ châu Mỹ, được mệnh danh là “sát thủ máu lạnh” sẵn sàng tấn công đối phương đến chết đang được ưa chuộng.
Những vết cắn bị chó tấn công có thể khiến nạn nhân bị nhiễm virus dại, thậm chí tử vong.
Tấn công đối phương đến chết
Với ngoại hình dữ dằn, khung xương vững chãi, cơ bắp săn chắc, vai trước vạm vỡ, đặc biệt là đôi mắt, sắc lạnh và lầm lì, nằm ở dưới cái trán to gồ, giống chó Pit Bull được nhiều dân chơi chó săn lùng và đặt biệt danh là chó chiến binh. Điều đáng nói, khi đã lâm trận, loài chó này còn “cuồng” hơn cả chó điên. Song nguy hiểm hơn, chó Pit Bull hiện nay đang được nhiều người nuôi dưỡng, huấn luyện sai cách có thể sẵn sàng tấn công một người nào đó đến chết.
Theo anh Nguyễn Tuấn Hùng, một người đam mê huấn luyện những giống chó dữ, ở phường Đức Giang, quận Long Biên, chủ nhân của những con chó Pit Bull phần lớn là dân chơi có máu mặt, bởi họ muốn coi Pit Bull như một một thứ vũ khí nguy hiểm để phòng thân. Nhiều người còn tin rằng, Pit Bull là loài chó không có cảm giác trước đau đớn, lỳ đòn nhờ vào hệ thần kinh thép. Điều này khiến loài chó này sẵn sàng tấn công bất cứ ai. Cũng bởi thế, chủ nhân của những con chó này thường gặp nhau ở một địa điểm nào đó để đấu chó nhằm chứng tỏ những chiến binh của mình là số một.
“Những người yếu tim không nên xem màn chọi chó này, bởi cả hai con đều be bét máu, thậm chí cắn xé nhau đến toạc cả thớ thịt. Nhiều khi chúng còn liếm máu tươi trên chính cơ thể mình. Thông thường, trong một trận đấu, chỉ khi đối thủ nằm xuống ngắc ngoải hoặc chết thì bên kia mới chịu dừng lại. Đến lúc ấy, chủ của con chó thắng cuộc mới lao vào dùng xích sắt tròng cổ nó lại để lôi ra…”, anh Nguyễn Tuấn Linh, chủ nhân một cặp chó Pit Bull cho hay.
Được biết con chó Pit Bull đầu tiên được du nhập về Việt Nam vào năm 2003. Để huấn luyện thành công một con chó Pit Bull ngoan ngoãn, nghe lời chủ không hề dễ dàng. Và để khiến nó thành một con chó chiến đấu càng công phu hơn. Muốn huấn luyện chúng, người chủ cũng phải có sức khỏe. Ngoài bơi, chó Pit Bull còn phải thường xuyên luyện tập những bài tập dẻo dai khác để tăng cường sức khỏe. Sự nguy hiểm và ham mồi của giống chó này thể hiện ở chỗ, đã ngoạm vật gì thì chỉ khi vật đó bị đứt lìa nó mới nhả ra và chuyển sang ngoạm chỗ khác. Vết thương để lại sẽ rất sâu và rộng vì hàm răng của chúng rất dài, sắc nhọn, nhẹ có thể mang tật, nặng có thể mất mạng.
Trẻ em dễ bị tấn công
Theo bác sĩ thú y Nguyễn Hoàng Yến- Phòng khám thú y tại phường Quảng An, quận Tây Hồ thì việc nhân giống tràn lan những con chó mà thần kinh của nó có vấn đề như giống chó Pit Bull được ví như những trái bom nổ chậm. Ở Mỹ, chó Pit Bull nằm trong danh sách 11 giống chó nguy hiểm và để sở hữu giống chó này, người nuôi sẽ phải chịu phí bảo hiểm cao hơn gấp nhiều lần so với các giống chó khác. Thậm chí, một số loài chó nuôi sẽ không thể tìm thấy cơ quan “chịu” cung cấp bảo hiểm bởi chúng quá hung dữ, và họ không muốn phải đương đầu với những vụ kiện lên tới hàng trăm nghìn đô la.
Mới đây, một bé gái 8 tuổi, ở huyện Chư Pah, Gia Lai trong lúc đang chơi đã bị một con chó bec-giê tấn công. Người đi đường đã phải xông vào dùng gậy đuổi con chó dữ ra để cứu bé đưa đi cấp cứu khi trên người, cổ cô bé có hàng chục vết chó cắn, dấu răng rất sâu. Cô bé nhập viện trong tình trạng liên tục ngất, tâm thần hoảng loạn. Trước đó, một con chó bec-giê 2 năm tuổi đã cắn xé đến chết một bé gái 8 tuổi ở Chiết Giang, Trung Quốc khi ở nhà một mình. Đến giữa trưa, bà nội cô bé về không thấy cháu đâu đã đi tìm và hoảng hốt khi phát hiện chân cô bé thò ra từ chuồng chó đặt ở một góc sân nhà. Khi được hàng xóm giúp đỡ và đưa ra ngoài thì cô bé đã tắt thở.
Theo thống kê trong 110 trường hợp tử vong do chó dại cắn trên cả nước trong năm 2011 thì có đến hơn 40 nạn nhân dưới 14 tuổi. Vị trí mà trẻ thường bị chó tấn công là đầu, cổ và mặt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do trẻ 5-14 tuổi thường đùa nghịch với vật nuôi. Thêm nữa, chiều cao của cơ thể của nhiều trẻ chưa phát triển nên khi chó cắn thường bị thương ở các vị trí đầu cổ và mặt. Tại Việt Nam, hàng năm đều tổ chức hai chiến dịch tiêm phòng cho chó nhưng mới đạt 60% ở các thành phố lớn, 15% ở các vùng lân cận...
Bác sĩ Trần Thị Thu Hà - bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi trẻ em, kể cả người lớn bị chó cắn thì hậu quả về sức khỏe, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại là vô cùng nặng nề, bởi vết thương do chó cắn thường làm da bị xé rách nên dễ nhiễm các loại tạp khuẩn, đặc biệt là virus bệnh dại từ nước bọt và virus uốn ván từ móng của con chó. Những trường hợp bị chó cắn thường là trẻ em, vị trí bị tổn thương thường là vùng mặt nên rất nguy hiểm cho trẻ. Ngoài sự nguy hại về vị trí tổn thương, một điều đáng lo ngại nữa là bệnh dại. Nhiều trường hợp đau lòng đã tử vong do thiếu hiểu biết trong phòng ngừa và điều trị sau khi trẻ bị chó cắn. Với giống chó nguy hiểm như Pit Bull, nếu không quản lý chặt chẽ và nuôi đúng cách sẽ không chỉ gây nguy hiểm cho chính chủ nhân của chúng mà còn đối với cộng đồng.
Dù Pitbull là loài chó chọi có gốc gác ở châu Mỹ xa xôi và đang được nuôi nhiều ở Việt Nam, nhưng giới chơi chó Pitbull ở Hà Nội cho rằng họ không huấn luyện Pitbull trở thành đấu sĩ, mà chỉ đơn giản là để làm cảnh. Thế nhưng, nuôi cảnh loài chó vốn nổi tiếng với biệt danh hung thần của các loài chó chọi không hề đơn giản.
Gặp anh Chu Nam (26 tuổi) ở Công viên Thống Nhất trong một buổi tập luyện cho con chó Pitbull tên Max, người ta mới thấy được sự nguy hiểm của giống chó này.
Vừa thấy một chú chó Alaska, con Max phi thân hình đen bóng về phía trước, nhe hai hàm răng sắc lạnh gầm gừ.
Anh Nam nắm sợi xích to như cổ tay giật mạnh cũng không làm con thú hung hãn chịu dừng lại. Theo giải thích của chủ nhân, giống chó này hễ thấy loài khác là lao ra cắn, đó là bản năng của chúng. Theo anh Chu Nam, quá trình nuôi loài chó này cũng khá đặc biệt không giống như những loài khác.
Hiện nay, Pitbull được huấn luyện theo hai trường phái thể thao và chiến đấu. Trường phái nào cũng tuân thủ theo những bài tập cực kỳ nghiêm khắc. Để Max có hàm cứng cáp, nướu dẻo như cao su, cơ bắp săn chắc, anh Nam đã xây dựng một hệ thống bài tập tổng hợp cực kỳ nghiêm ngặt. Một đoạn dây cao su to được treo lên trần nhà, chú chó nhảy lên táp rồi cứ thế treo lơ lửng, tiếp đến phải xé dừa khô, cắn cây chuối… Thậm chí, Max phải đeo lốp xe hơi lên cổ rồi chạy marathon, rồi tập bơi, chạy bộ…
Do phải vận động mạnh nên Pitbull ăn rất nhiều chất đạm. Anh Long, một người nuôi chó Pitbull ở Hà Nội cho biết: “Khẩu phần ăn của Pitbull trong một ngày gồm: sáng 1 hộp sữa tươi Ba Vì không đường và một chút đồ ăn sẵn dành cho chó. Bữa trưa và chiều ăn thịt. Theo đó, loại thịt mà loài chó này thích nhất là thịt bò. Mỗi bữa một Pitbull có thể ăn đến cả cân thịt”.
“Ngoài ra, để tăng thêm sự mạnh mẽ và tính chiến đấu, Pitbull còn được ăn thịt… chó”, anh Long tiết lộ. Nếu không được dạy dỗ chu đáo, chúng có thể trở nên rất hung dữ. Tương đối ương bướng, vì vậy Pitbull cần có một chủ nhân mạnh mẽ và biết cách huấn luyện chúng một cách bài bản.
Dân “anh chị” tậu chó Pitbull để bảo vệ
Theo tạp chí Forbes, dòng chó Pitbull được xếp vào danh mục 11 giống chó nguy hiểm nhất đối với con người trong tổng số hơn 400 loài chó hiện nay trên thế giới. Thậm chí, theo bảng xếp hạng giống chó nguy hiểm thì loài Pitbull được đứng đầu trong số những loài nguy hiểm nhất. Có lẽ chính vì sự nguy hiểm của Pitbull mà nhiều tay anh chị quyết định chọn mua loại chó này.
Pitbull không biết sợ hay chùn bước trước bất kì đối thủ nào.
Một người chuyên bán dòng chó cảnh này ở Hà Nội tiết lộ: “Lợi dụng vào đặc tính hung hãn của loài chó này, nên thời gian gần đây cứ 10 người vào hỏi mua Pitbull thì có đến 7,8 người là dân ‘anh chị’. Họ mua để chứng tỏ bản thân và cũng là để bảo vệ mình”.
Giới chơi chó Pitbull lý giải, người ta lựa chọn loài chó này là bởi nó hội tụ đầy đủ nhất những gì là lợi thế chiến đấu của loài chó: một khung xương vững như bàn thạch, bộ hàm hộp không quá dài, một hệ cơ bắp mà không loại chó nào phát triển mạnh như nó, một hệ tuần hoàn với trái tim lớn và một chiến ý không thể dập tắt”.
Pitbull có thể đương đầu và hạ gục những con chó to hơn nó nhiều lần, nó không biết sợ hay chùn bước trước bất kì đối thủ nào. Một số người nuôi Pitbull cho biết, dù hung dữ với đồng loại và những con vật khác nhưng Pitbull lại cực kỳ thân thiện và gần gũi với con người. Chúng rất tận tụy và trung thành với chủ nhân, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu ai đó chọc tức hoặc có ý định đe dọa chủ nó. Chính vì thế, nhiều tay anh chị sẵn sàng chi tiền hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu để có được một chú chó Pitbull như ý.
8/2017 mắm pet shop - kết nối đam mê thú cưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét